Khi mẹ chồng tôi đi chợ về, bà lôi mấy củ khoai ra rổ và đồng thanh nói: Một ký khoai bằng hai cân gạo. Những ngày nay muốn ăn khoai còn khó hơn ăn cơm. “Chẳng bù cho ngày xưa…” Câu nói của mẹ chồng vô tình đưa tôi trở về ký ức tuổi thơ. Khi còn nhỏ, tôi rất thích khoai, nhất là vào mùa khoai, chỉ vì không có đủ gạo. Sáng nào cũng nấu một nồi khoai, từng củ nứt ra, hấp dẫn. Hấp một lớp khoai tây trong nồi cơm vào buổi trưa hàng ngày. Mỗi bữa mẹ cứ đút cho mỗi đứa một bát cơm, rồi ăn thêm củ khoai cho no. Mẹ nói vào mùa khoai tốt nhất nên ăn khoai và cơm muộn hơn.
Mục lục
Những kỉ niệm ngày xưa ùa về
Tôi nhớ những mùa thu hoạch khoai, cả cánh đồng làng rộn ràng tiếng người xe. Những dải khoai được bới tung lên trơ ra đầy những củ to củ nhỏ. Mẹ tôi sẽ cắt những dây khoai còn khỏe để trồng cho vụ mới, còn những dây khoai đã già thì cho bò “ăn tiệc”. Những củ khoai mây mẩy lòi ra khỏi luống đất trông thích mắt vô cùng. Xong phần nhặt khoai nhà mình, lũ trẻ con chúng tôi bắt đầu đi mót khoai những ruộng người ta đã thu hoạch xong và thích thú khi thấy người ta bỏ sót những củ khoai to bị vùi trong đất.
Sau khi thu hoạch, khoai sẽ được rải đầy sân, đầy thềm cho khô đất. Sau đó mẹ sẽ rải xuống dưới gậm giường, rắc tro lên để bảo quản. Những hôm đi chăn bò hay làm đồng về mà chưa kịp nấu cơm, tôi thường cúi xuống gậm giường nhặt một củ khoai, rửa sạch rồi ăn sống cho qua cơn đói.
Kí ức tuổi thơ chỉ toàn về khoai
Hồi đó, mỗi lần ra nhà ông bà nội, tôi thường thấy nội ngồi tỉ mẩn thái khoai. Nội nói khoai nhiều quá, ăn không kịp sẽ mọc mầm hết. Những rổ khoai đầy được nội rửa sạch rồi ngồi thái lát mỏng, phơi giữa trời nắng cho khô giòn đi. Nội phơi đầy sân, đầy thềm, những tấm nong, nia, giần, sàng cũng được trưng dụng để bày khoai lên gác trên mái nhà phơi cho được nắng. Khoai sau khi được phơi khô, nội sẽ cất vào một chiếc chum sành thật to, dùng ni lông che lấy miệng rồi đậy kín vào để dành ăn những ngày mưa gió. Tôi biết chỗ nội cất, mỗi ngày đi chăn bò đều lẻn vào nhà mở chum bốc trộm khoai bỏ đầy hai túi quần rồi nhâm nhi suốt ngày cho đỡ buồn.
Ngày ấy, cứ hôm nào mưa chị em tôi đều lần ra nhà nội chơi. Rồi chỉ cần thấy mấy đứa cháu ló mặt, nội sẽ lấy nếp, lấy khoai, lấy đậu rồi bắc nồi lên bếp củi. Những miếng xôi có cả nếp, cả khoai, cả lạc hoặc đậu xanh, vừa bùi vừa thơm y như một món ăn cao cấp vậy. Nội thường ngồi nhìn chúng tôi ăn, hỏi ngon không? Nội thường ăn rất ít hoặc không ăn. Nội nói, món đó ngày nào nội chả ăn, ăn đến phát chán.
Những bữa khoai thay cơm vì khó khăn
Những miếng khoai đã được phơi khô, nay nấu với nếp, bở tung, được nội xéo trộn đều, ăn ngon không thể tả. Nội nói ăn như vậy, vừa no vừa đỡ ngán, coi như đổi vị. Vậy nên nhà nội không ăn khoai dồn dập trừ bữa vì sợ hỏng như nhà tôi. Nhà nội có khoai ăn quanh năm, đầy màu sắc và mùi vị. Tôi có thể ngán đến tận cổ những nồi khoai luộc bốc khói. Có thể chịu đói một chút khi mở nồi thấy cơm chỉ có một lớp mỏng ở đáy nồi còn khoai lang phủ đầy đến tận vung. Nhưng tôi chưa bao giờ thôi háo hức với nồi khoai xéo của nội.
Sau này tôi mới biết, đến những miếng khoai khô nội cũng để dành, chờ khi có cháu đến chơi mới mang ra nấu. Nội không ăn không phải vì nội chán. Chỉ đơn giản là nội nhường cho chúng tôi, những đứa trẻ háu đói. Và luôn vui thích khi được ăn món khoai khác với những món ăn thường ngày.
Kí ức mang tên nội
Nội tôi đã đi xa lâu rồi. Nội mất vào những tháng năm còn nghèo khổ. Chỉ để lại cho chúng tôi chút ký ức những ngày thơ bé. Khi thấy mẹ chồng ngồi lúi húi rửa khoai, gọt vỏ, rồi cho vào nồi, tôi bỗng nhớ nội đến cồn cào. Tôi nhớ dáng ngồi của nội bên những rổ khoai, bàn tay thoăn thoắt cầm những củ khoai thái mỏng. Tôi nhớ những trưa hè, nội đội nón, lật từng miếng khoai cho chúng khô đều. Tôi nhớ những chiều mưa, mỗi lần thấy chúng tôi ra chơi nội lại lập cập mở chum lấy nếp, lấy khoai, lấy đỗ, ngồi vò đãi cẩn thận rồi bắc lên bếp lửa đun. Tôi nhớ nụ cười móm mém của nội khi nhìn chúng tôi ăn: “Các con ăn đi, nội ngày nào cũng ăn đến phát ngát lên rồi”.
Cuộc đời nội, không biết có bao nhiều lần được bữa no. Nội đông con, đông cháu, mỗi thứ ăn được đều dành phần để chia cho đủ từ quả chuối đến cái kẹo lạc. Chúng tôi không hề biết nội đã nói dối. Có những lời nói dối khiến lòng ta buồn giận. Nhưng cũng có những lời nói dối để lại cho ta đầy những thương yêu xót xa. Đó cũng là nhờ những ruộng lúa nương khoai và những nồi khoai ngào nội nấu năm xưa. Những cực khổ và khó khăn của gia đình làm cho chị em tôi càng thêm cố gắng học tập, phấn đấu hơn để vươn lên trong cuộc sống.
Quê hương là nơi bình yên nhất
Giờ đây sau bao năm xa quê, ít có dịp quay về lại làng quê nghèo yêu dấu. Nhưng những hình ảnh ấy vẫn đọng lại trong tôi một nỗi nhớ “da diết”. Những con người làng quê cần cù chịu thương chịu khó. Họ đã biến mảnh đất cằn cỗi thành những cánh đồng lúa xanh tươi. Những đồi sắn nương khoai làm lương thực để cứu đói của một thời xa xưa.
Tôi tự hào vì quê hương tôi, đã sản sinh ra những món ăn dân gian bình dị đi vào lòng người. Mà khi đã từng nếm qua dù ở quê hay đã xa quê, cũng không làm sao quên được. Nhớ món ăn để tìm lại tuổi thơ, ghi giữ lại chút hồn quê. Những nơi mà tuổi thơ tôi lớn lên, bên bờ sông quê êm đềm “cái nôi cuộc đời” mỗi con người. Dù có đi bốn phương trời, dù vật chất có đủ đầy hạnh phúc thì con tim mỗi người lại rung lên nhịp đập quê hương tha thiết.
Nguồn: dantri.com.vn